top of page

LIỆU NỖI SỢ CÁI CHẾT CÓ THỰC SỰ LÀ VẤN ĐỀ?

  • Writer: Tinh Nguyen
    Tinh Nguyen
  • Apr 27, 2020
  • 3 min read


Sự thật cái chết rất mỏng manh.

Tối nay cả nhà mình quây quần nói chuyện với nhau. Em cu B* mất, M* mình mất. Một khoảng trống lớn ở lại với những người thân thương. Ai cũng ngỡ ngàng tựa như một giấc mơ.

Sự thật cái chết rất mỏng manh. Mình nói với rất nhiều người rằng mình rất sợ cái chết.

Có bao giờ bạn mình sợ hãi việc mình chưa làm được gì ý nghĩa cho cuộc đời? Có bao giờ bạn mình sợ hãi việc mình để lại người thương, con cái mà mình chưa kịp săn sóc, lo liệu tương lai?

Bạn mình có sợ việc nằm xuống dưới đất sâu, không thở nữa và mãi chẳng thể thấy âm thanh của cuộc đời, ồn ã, lặng im... Sướng khổ, ngộ hạnh chẳng còn cảm thức được nữa?



Sự thật là nỗi sợ về cái chết có được coi là một loại trầm cảm hay không?


“Thanatophopia là thuật ngữ để diễn tả về nỗi sợ về cái chết; quá trình diễn tiến đến cái chết.

Đây là một điều hoàn toàn tự nhiên xảy ra khi chúng ta phản ứng trước thực tế cuộc sống xung quanh (trải nghiệm những cái chết xảy tới) và quan sát về mức độ sức khỏe của chính mình cũng như là độ tuổi.

American Psychiatric Association (Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ) không chính thức công nhận Thanatophopia như một hội chứng rối loạn. Thay vào đó, nỗi sợ mà một người đang đối mặt đó được xếp loại là những nỗi sợ chung chung, một khía cạnh xuất phát từ hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD-generalized anxiety disorder)”. (Tỉnh lược dịch từ trang web này https://www.healthline.com)






Tỉnh cũng có tìm hiểu một chút xíu về nỗi sợ của chính mình.

Một trong những điều đầu tiên để đối diện với cái chết đó là hiểu về nỗi sợ của chính mình.

Theo Jean-Paul Sartre, một nhà triết học theo thuyết hiện sinh, thì nguyên nhân khiến sự chết trở thành nỗi sợ của con người bởi vì chết là trạng thái “đến với chúng ta từ bên ngoài và biến đổi chúng ta thành thế giới bên ngoài đó”. Theo Sartre, cái chết có tiềm năng chuyển hóa cơ thể sống của chúng ta về cõi sống không thuộc về con người, là nơi chúng ta xuất hiện lần đầu.

(Dẫn theo wikihow/vượt-qua-nỗi-sợ-cái-chết).


“Nguồn gốc của mọi nỗi sợ chính là bản thân việc sợ cái chết”, như vậy việc chúng ta âu lo khi đối diện với cái chết rốt cuộc bắt nguồn từ việc lo lắng trở thành không là gì, trở thành không-ai nữa trong cuộc đời. Có thể đó là lý do mặc dù chúng ta biết trước “giàu hay khổ, sang hay hèn cũng đều chung một mồ” quy về một mối là trở thành “cát bụi”, nhưng con người chúng ta vẫn luôn cố gắng hết sức trong từng chặng hành trình để khẳng định được dấu ấn cá nhân của chính mình: giàu nhất, giỏi nhất, hạnh phúc nhất, đẹp nhất... cốt yếu để chúng ta biết là mình một thực thể đã từng tồn tại.



 “For death begins with life's first breath,and life begins at touch of death.” —John Oxenham 


“Cái chết bắt đầu từ khi sự sống xuất hiện”. Thầy mình vẫn hay nói với mình, nhưng mà với tư duy của một đứa lớp 11 như mình thì điều này còn quá mới mẻ. Sự thật là đúng như vậy. Từ khi hình thành phôi trong bụng mẹ bắt đầu có tim thai, có cơ thể sống thì hàng tỉ tỉ tế bào đã sinh ra và chết đi, tái tạo không ngừng nghỉ để cơ thể có thể phát triển và lớn lên. Và quá trình sống của con người đã là kết quả cho sự chết đi của hàng vạn tỉ tế bào sống. Đó là sự chết đầu tiên cho sự sống.

Để văn minh con người ngày càng đi lên là kết quả của những cuộc cách mạng lịch sử. Những cái chết được đánh đổi cho cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ trong tiến trình phát triển.

Cái chết cơ bản bắt đầu từ trong nội tại của chính nó, giống như quá trình phân hủy cũng bắt đầu từ vi khuẩn bên trong tiến đánh ra bên ngoài, giúp cho tiến trình “trở về với cát bụi” diễn ra như đúng quy luật của tự nhiên.


Từ việc hiểu về nỗi sợ cái chết (death anxiety/ fear of death) mình sẽ có vài gợi ý để chúng ta có cách kiểm soát nó tốt hơn.


Tỉnh tìm hiểu xong thì ta sẽ nói tiếp ahihi. Tặng cho bạn mình cái video mình tìm thấy trên google: https://www.youtube.com/watch?v=w-tcOHUtulQ




Comments


Subscribe Form

0378007846

©2020 by TinhNguyen05. Proudly created with Wix.com

bottom of page